“Đi Hà Giang mà chưa đến cột cờ Lũng Cú thì coi như chưa đến Hà Giang” – đó là câu cửa miệng của những tín đồ đam mê khám phá mảnh đất địa đầu tổ quốc này, vậy Cột Cờ Lũng Cú ở đâu và có gì đặc biệt. Hãy cùng Hà Giang Trẻ tìm hiểu bạn nhé:

Cột cờ Lũng CúCột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú ở đâu ?

Cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách điểm cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km đường chim bay, cách thị trấn Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km, có độ cao khoảng 1.468m so với mực nước biển.

Lịch sử hình thành & Ý nghĩa cột cờ Lũng Cú

Lũng Cú theo tiếng mông lũng ngô, vùng đất trồng nhiều ngô, bên cạnh đó còn nhiều huyền thoại liên quan đến địa danh này. Truyền thuyết kể rằng thời Tây Sơn sau đại thắng quân xâm lược hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng…

Ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này của đất nước cứ mỗi canh tiếng trống lại vang lên ba hồi đĩnh đạc vang xa mấy dặm như một sự khẳng định một sự chủ quyền đất nước chính vì thế Lũng Cú khi đọc chếch sang tiếng mông là Long Cổ tức là trống của vua. Người ta nói rằng nơi đặt chiếc trống của nhà vua cũng là trạm biên phòng đầu tiên Lũng Cú bây giờ. 

Cột cờ Lũng Cú chấn ải vùng biên cương cực bắc tổ quốc

Năm 1978, đồn Công an nhân dân vũ trang Lũng Cú (nay là Đồn Biên phòng Lũng Cú) cho cắm cột cờ tại đỉnh núi Rồng tại vị trí bây giờ, cột bằng cây sa mộc, cao 12m, lá cờ rộng 1,2m2. Năm 2000, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang, cho phép huyện Đồng Văn xây dựng công trình cột cờ bằng bê tông cốt thép, thay cho cột cờ bằng gỗ, lá cờ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Năm 2010, UBND huyện Đồng Văn đã khởi công trùng tu ngày 08.3.2010, hoàn thành vào ngày 25.9.2010. Để lên đỉnh cột cờ, phải đi qua ba chặng bậc thang, chặng đầu gồm 425 bậc đá, từ chân núi đến nhà chờ, chặng thứ 2 gồm 279 bậc đá, từ vị trí nhà chờ lên đến chân cột cờ, chặng thứ ba là 135 bậc bằng thép nằm trong lòng cột cờ.

Chiều cao cột cờ là 34,85m, xây dựng dựa theo mô hình cột cờ Hà Nội, hình bát giác, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Ở chân cột, có 8 mặt phù điêu đá xanh, phía trên những tấm phù điêu là 8 mặt trống đồng, mô phỏng

Dưới chân cột cờ Lũng Cú hiện nay

Là điểm đến bất cứ du khách nào cũng muốn đặt chân đến:

Không chỉ là một điểm du lịch đơn thuần, Lũng Cú còn như một sự khẳng định hùng hồn cho vùng chủ quyền thiêng liêng vùng cực bắc của tổ quốc. Là người Việt Nam thì bất kỳ ai cũng muốn đặt chân đến cực bắc Việt Nam và Lũng Cú chính là biểu tượng.

Tự hào là con rồng cháu tiên khi đứng dưới cột cờ Lũng Cú

Từ trên cao nhìn xuống có thể thấy các bản làng, những ô ruộng bậc thang. Đặc biệt, hai ao nước nhỏ ở bên núi, quanh năm không cạn, vết tích của hai hố sụt karst, người dân gọi là mắt Rồng. Tương truyền, trước khi Rồng về trời, thấy người dân khổ sở vì thiếu nước đã để lại hai con mắt. Hai mắt Rồng hóa thành hai hồ nước ngọt. Xưa kia, người dân sử dụng nước ở hai hồ để ăn uống và sinh hoạt. Ngày nay, họ chỉ sử dụng để tưới tiêu phục vụ mùa màng.

Với chiều dài lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ngày 18.11.2009, Cột cờ Lũng Cú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Kinh nghiệm du lịch Cột cờ Lũng Cú

Di chuyển:

Cột cờ Lũng Cú cách thị trấn Đồng Văn 25km và cách trung tâm T.p Hà Giang hơn 145km theo tuyến quốc lộ 4C, hiện nay thì đường xá đã được nâng cấp rộng rãi nên việc di chuyển đến đây không còn quá khó khăn, nhưng vì khoảng cách khá xa nên bạn cũng cần lưu ý những quy tắc an toàn khi di chuyển đường đèo, đảm bảo tay lái cứng và đã có kinh nghiệm di chuyển đường đèo với khoảng cách xa.

Trên đường tới cột cờ Lũng Cú

Tìm đường đến cột cờ Lũng Cú không quá khó khăn, di chuyển từ Tp Hà giang đến Sà Phìn sẽ có bảng chỉ dẫn đến cột cờ Lũng Cú thay vì phải di chuyển đến thị trấn Đồng Văn rồi vòng lại như ngày trước , thường thì Cột cờ Lũng Cú sẽ là điểm đến cuối cùng kết hợp với các điểm đến khác trong Cao nguyên đá Đồng Văn vào ngày 1 hoặc điểm đến đầu tiên của ngày thứ 2 trong lịch trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nên đi cột cờ Lũng Cú vào thời gian nào

Đi Hà Giang vào bất kỳ thời điểm nào cũng đẹp và cột cờ Lũng Cú cũng không phải là ngoại lệ, tuy nhiên để thuận tiện cho quá trình di chuyển và quan sát toàn cảnh khu vực cột cờ Lũng Cú từ trên cao thì đi vào thời điểm ít mưa và mây mù sẽ là hợp lý nhất, và khoảng thời gian lý tưởng sẽ là từ tháng 3- tháng 10 hằng năm.

Mùa hoa Tam giác mạch

Ăn gì , chơi gì ở Lũng Cú

Ngay tại dưới chân Núi Rồng – nơi đặt cột cờ Lũng Cú thiêng liêng chính là làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải – là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Lô Lô. Du khách có thể lựa chọn dịch vụ lưu trú homestay tại đây cùng với các dịch vụ khác và ẩm thực địa phương. Hoặc phương án bạn muốn di chuyển đến những địa điểm đông vui, náo nhiệt hơn thì thị trấn Đồng Văn sẽ là phương án hợp lý, tuy nhiên bạn cần căn giờ di chuyển hơn 25km để về thị trấn tránh trường hợp di chuyển đường đèo quá muộn và tối nhé.

Làng Lô Lô Chải

Nên đi tự túc hay đi tour ?

Chinh phục cột cờ Lũng Cú nói riêng và Hà Giang nói chung tự túc sẽ phù hợp với những bạn có sức khỏe tốt, yêu thích hình thức du lịch tự túc, trải nghiệm mặc du khá mạo hiểm và vất vả, đặc biệt với những bạn đến Hà Giang lần đầu hoặc chưa có kinh nghiệm di chuyển đường đèo khoảng cách xa.

Đi tour sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lên lịch trình, di chuyển, lo dịch vụ từ a-z và giúp bạn hiểu hơn về mảnh đất , còn người Hà Giang với điều kiện bạn lựa chọn được đơn vị tour uy tín và chất lượng.

Hà Giang Trẻ là đơn vị Top 1 du lịch bản địa với những chuyên gia du lịch bản địa hàng đầu tại Hà Giang sẽ giúp bạn có những trải nghiệm chuyên sâu và những câu chuyện thú vị về mảnh đất địa đầu tổ quốc. Sẽ có những chương trình đa dạng về phương tiện và hình thức cho bạn lựa chọn. Mời bạn tham khảo danh sách tour Hà Giang kết hợp khám phá điểm đến Cột cờ Lũng Cú đặc biệt này nhé:

Đi Tour cùng Hà Giang Trẻ để có nhiều trải nghiệm nhất nhé