Đèo Mã Pì Lèng cùng với Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin thì Đèo Mã Pì Lèng được mệnh tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, trong đó xét về tính hiểm trở và hùng vĩ nhất thì có lẽ không một con đèo nào tại Việt Nam sánh được với đèo Mã Pì Lèng.

Đèo Mã Pì Lèng ở đâu ?

Đèo nằm trên quốc lộ 4C (Con đường Hạnh Phúc), thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái, phía Bắc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Con đèo còn được gọi là Mã Pí Lèng, hay theo tiếng Mông là Mả Pì Lèng. Mã Pì Lèng xuất phát từ tiếng Quan Hỏa (phương ngữ Hán), nghĩa là “sống mũi của con ngựa”, chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, dựng đứng như sống mũi con ngựa. Đèo Mã Pì Lèng được đặt tên theo bản Mả Pì Lèng thuộc xã Pải Lùng. Năm 1963, trong khi mở cung đường qua đoạn đèo, Ban quản lí đã đổi “Mả” thành “Mã” để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông.

Đèo Mã Pì LèngĐèo Mã Pì Lèng từ trên cao

Mã Pì Lèng nằm trong khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, độ cao ở khu vực đỉnh đèo khoảng 1.200 – 1600m so với mặt nước biển (đỉnh đèo cách thị trấn Đồng Văn khoảng 10km về phía Tây, nằm trên địa phận xã Pải Lủng); toạ độ 23,2408080 Bắc và 105,4109420 Đông; phía Bắc và Đông Bắc đèo là dải núi đá trọc màu xám trùng điệp, cây cối thưa thớt, được xem là “nóc nhà” của cao nguyên đá Đồng Văn, xếp vào nhóm “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam (cùng với đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin).

Đèo Mã Pì Lèng là khu vực có kiến tạo địa hình đặc biệt nhất nước ta.

Mã Pì Lèng được hình thành từ sự kiến tạo, biến đổi của vỏ trái đất cách đây hơn bốn triệu năm, được tạo nên bởi các trầm tích phát triển phong phú với nhiều loại hình như: đá vôi có độ dày lên tới gần 4.000m, đá phiến, đá vôi silic chứa các hóa thạch, trong đó có nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra, mang đặc trưng tự nhiên của khu vực cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc. Vì vậy, đỉnh Mã Pì Lèng nói riêng và vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói chung được người Pháp ví như “Tượng đài Địa chất ” .

Những dãy núi đá vôi nhô cao và có độ dốc vô cùng lớn

Đây là khu vực có mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất từ 200 – 300m, điều này đã tạo nên cảnh quan đặc trưng karst khô nhiệt đới và cận nhiệt đới (hiện tượng phong hóa của đá vôi bị nước chảy xói mòn). Những dấu tích về sự biến đối của địa chất hiện vẫn còn thể hiện rõ trên bề mặt.

Địa hình Mã Pì Lèng phức tạp, sườn núi dốc, vách dựng đứng, được cấu tạo từ đá vôi, hình núi tháp thẳng đứng, đỉnh nhọn hình kim. Từ đỉnh Mã Pì Lèng có thể bao quát được toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn, với những dãy núi đá vôi trùng điệp, trong đó đặc trưng là những ngọn núi hình kim tự tháp, dạng núi tháp rất hiếm gặp.

Cũng đồng thời là một trong những khu vực khắc nhiệt nhất tại Cao nguyên đá Đồng Văn

Mã Pì Lèng nằm trong vành đai chí tuyến Bắc với khí hậu á nhiệt đới và cận ôn đới, phân thành hai mùa khá rõ: mùa mưa từ tháng 4 đến 10, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do khí hậu khắc nghiệt, khô hạn nên thảm thực vật khu vực này chỉ là các quần xã thực vật thứ sinh xen kẽ cây bụi; động vật sinh sống chủ yếu là các động vật nuôi bản địa: trâu, bò, ngựa, lợn, gà, dê,v.v. và một số loại động vật hoang dã với số lượng không nhiều như: khỉ, voọc, dúi, cá, bò sát, một số loại chim.

Mã Pì Lèng mùa xanh

Khu vực Mã Pì Lèng là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông và một số ít người Tày, Nùng, Giáy, Kinh, Hoa. Họ sinh sống và canh tác nương rẫy rải rác dọc hai bên sườn núi theo sông Nho Quế. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên nơi đây khắc nghiệt: thiếu đất, thiếu nước, đi lại khó khăn. Do ít có sự giao lưu với bên ngoài, ít chịu ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc khác nên hầu như họ vẫn bảo lưu được các giá trị văn hóa truyền thống xa xưa với các phong tục, tập quán, lối sống mang đặc trưng của các dân tộc nơi đây

Người H’mong thích nghi rất tốt với điều kiện nơi đây

 

Là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nổi tiếng tại Hà Giang.

Đỉnh Mã Pì Lèng được xem là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất ở Việt Nam. Quanh khu vực đèo chủ yếu núi đá vôi với nhiều vách đá kiến tạo dạng dốc đứng, trải dài hai bên, độ cao có nơi lên đến hàng trăm mét được ví như bức tường đá khồng lồ. Đường đi qua đèo Mã Pì Lèng hiểm trở, nhiều khúc cua. Trên đỉnh đèo đặt tấm bia đá tưởng niệm Thanh niên xung phong mở đường và ghi những số liệu trong quá trình xây dựng con đường Hạnh Phúc.

Cách đỉnh đèo khoảng 1km về phía Đông, là hẻm vực Tu Sản nằm giữa hai bên vách đá vôi dựng đứng, độ dốc khoảng 70-80 độ, cao 670m, hình chữ V, thuộc địa phận thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Đồng Văn. Bên dưới, sông Nho Quế như dải lụa uốn lượn qua khe núi hẹp. Dưới lòng sông là làn nước màu xanh ngọc, hai bên vách đá cao dựng đứng, được tô điểm bởi những cây rừng rực rỡ, hay những cây lớn cô đơn sừng sững giữa thiên nhiên, đặc biệt rực đỏ màu hoa gạo vào tháng 2, tháng 3..

Từ trên đèo Mã Pì Lèng dễ dàng nhận ra hẻm vực Tu Sản hùng vĩ

Về khai thác du lịch, hiện nay khu vực đèo Mã Pì Lèng trở thành điểm đến du lịch được đông đảo du khách quan tâm. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn. Chèo thuyền trên sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản là một sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách ưa thích mạo hiểm, khám phá, tìm hiểu văn hóa truyền thống vùng cao Hà Giang.

Đèo Mã Pì Lèng, hẻm vực Tu Sản là di sản độc đáo về địa chất và cảnh quan của khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2009, Mã Pì Lèng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Danh lam thắng cảnh quốc gia theo Quyết định số 4194/QĐ-BVHTTDL ngày 16.11.2009.

Kinh nghiệm du lịch đèo Mã Pì Lèng

Cách trung tâm T.p Hà Giang hơn 100km , việc di chuyển đến đèo Mã Pì Lèng sẽ mất khoảng 4-5 giờ bằng các phương tiện như xe máy hoặc oto theo tuyến quốc lộ 4C, nhưng thường du khách sẽ lựa chọn kết hợp điểm đến này với các điểm đến khác trong khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn như Núi đôi Cô Tiên, Dinh thực nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, Sông Nho quê, hẻm Vực Tu Sản với lịch trình từ 3 – 4 ngày.

Đường đèo kéo dài hơn 21km nối liền từ thị trấn Đồng Văn sang Mèo Vạc với nhiều khúc cua, dốc nên bạn cần chắc tay lái và kiểm tra kỹ phương tiện, sức khoẻ trước và trong chuyến đi. Khu vực đèo Mã Pì Lèng có một vài lựa chọn homestay và quán cafe  với nhưng view siêu đỉnh. Ngoài ra không gian Làng Pả Vi nằm cuối con đèo Mã Pì Lèng thuộc địa phận huyện Mèo Vạc cũng là một lựa chọn về địa điểm ăn ngủ rất hợp lý.

Một đoạn đường trên khu vực đèo Mã Pì Lèng

Một không giam cắm trại rất chill trên đỉnh dốc Mã Pì Lèng

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng về những điều kể trên, chỉ cần bạn có một lịch trình hợp lý kết hợp các điểm đến tại Cao nguyên đá với đèo Mã Pì Lèng cùng Hà Giang Trẻ – đơn vị lữ hành bản địa số 1 tại Hà Giang thì chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm siêu thú vị khi chinh phục danh thắng này cùng với những chuyên gia bản địa tận tâm và chu đáo trên hành trình của bạn đấy.

Tham khảo danh sách tour Hà Giang kết hợp chinh phục đèo Mã Pì Lèng ngay bạn nhé: