Dinh thự nhà Vương là địa danh gắn liền với những câu chuyện về lịch sử của chế độ thổ ty một thời của cộng đồng dân tộc H’mong tại Cao nguyên đá Đồng Văn cũng đồng thời là niềm tự hào về kiến trúc văn hóa của người Hà Giang. Vậy công trình này có gì đặc biệt và bí ẩn, hãy cùng Hà Giang Trẻ tìm hiểu qua bài viết này nhé:
Toàn cảnh Dinh thự nhà Vương
Dinh thự nhà Vương ở đâu?
Khu dinh thự của dòng họ Vương nằm trong thung lũng thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khu dinh thự còn các tên gọi Dinh thự họ Vương, Nhà Vương, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 15km, thành phố Hà Giang 125km và Quốc lộ 4C khoảng 200m.
Lịch sử hình thành Dinh thự nhà Vương
Khu dinh thự do Vương Chính Đức, người đứng đầu dòng gia tộc họ Vương, giàu có, quyền uy, được người dân tôn sùng là “vua Mèo”, xây dựng khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Vương Chính Đức sinh ra ở Sà Phìn trong một gia đình nghèo khó và mồ côi cha từ nhỏ với cái tên Vàng Dúng Lùng
“Vị Vua Mèo” Vương Chính Đức
Thời mà Vương Chính Đức sinh ra và lớn lên cũng chính là thời kì lịch sử phong kiến Việt Nam chứng kiến cuộc xâm lăng của thực dân phương Tây và quân trung quốc từ phía Bắc uy hiếp xuống phương nam. Từ nhỏ cụ đã là một câu bé thông minh, dũng cảm và có tài thổi khèn hay, khi mà cụ lớn lên chứng kiến cuộc xâm lăng của thực dân Pháp do tài giỏi thông minh dũng cảm nên cụ đã được người dân ở đây tôn lên làm thủ lĩnh
Khi quân Pháp đưa quân lên Cao Bằng –Hà Giang đã tiến hành cuộc chinh phạt Đồng Văn trong suốt 10 năm , nhưng cũng không làm gì được người Mông nhờ sự thông minh tài giỏi của Vàng Dúng Lùng người Mông đã đánh bại được thực dân Pháp và cho người Mông được quền tự trị .
Cùng lúc đó ông cũng bắt người Pháp kí với ông một bản hòa ước cam kết rút hết khỏi Đồng Văn . Cũng từ đó triều Đình nhà Nguyễn phong cho ông 1 chức quan Bang Cơ , được cấp mũ,áo và ăn lương theo triều đình nhà Nguyễn với cái tên là Vương Chính Đức.
Thời đó Đồng Văn có nguồn thu nhập lớn đó chính là nhờ cây thuốc phiện, năm 1913 hiệp ước Pháp-Mèo được kí thì ông cũng bắt người pháp khi mau thuốc phiện của ông là với giá gấp đôi, nhờ nguồn thu lớn từ cay thuốc phiện mà ông đã dành được một khoản tiền lớn để xây nên khu Dinh thự nhà Vương bề thế như bây giờ.
Ngôi nhà được khời công xây dựng từ năm 1898-1903 vật liệu ngôi nhà chủ yếu là gỗ, đá xanh, và đất , tổng chi phí khi hoàn thành là 15 vạn đồng bạc Đông Dương uớc tính đổi ra tiền việt thời bấy giờ là 150 tỷ đồng.
Cổng trước Tiền Dinh
Kiến trúc Dinh thự nhà Vương
Khu dinh thự bao gồm hệ thống các ngôi nhà cổ nằm trong khu vực núi đá tai mèo, tọa lạc trên khối đất cao hình mai rùa, có độ cao 1.600m so với mực nước biển; xung quanh bao phủ bởi những dãy núi cao hình vòng cung, tạo nên địa thế phòng thủ vững chắc với tổng diện tích gần 3.000m2, trong đó diện tích phần dinh thự 1.120m2. Đây là vị thế thiên thời địa lợi.
Trước đó, Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy để chọn thế đất trong khu vực bốn huyện thuộc quyền cai quản của ông, cuối cùng quyết định chọn địa điểm nằm giữa thung lũng Sà Phìn để xây dựng.
Địa thế rất đẹp thung lũng Sà Phìn – nơi đặt dinh thự nhà Vương
Dinh thự được bao bọc bởi tường thành đá hộc, chiều dài 265m, cao khoảng 3m và có khoảng 60 lỗ châu mai để phòng thủ khi có chiến tranh, trung bình 5-6m bố trí một lỗ châu mai. Phía ngoài cổng và xung quanh dinh thự, người ta trồng nhiều cây sa mộc cùng với thời gian xây dựng khu dinh thự, tuổi đời hàng trăm năm.
Cổng vào dinh thự được lát bằng những phiến đá lớn vuông và phẳng, mái cong, uốn lượn, lợp ngói âm dương, vật liệu xây cổng làm bằng những phiến đá liền khối, chạm khắc công phu.
Khu dinh thự có kiến trúc kết hợp giữa 3 nền nghệ thuật kiến trúc cổ: Mông (tường trình đất, tường rào đá, cánh cửa trạm trổ hoa đào), Trung Hoa (giếng trời, các lớp nhà cao dần, bốn phía nhà ở bao quanh sân) và kiến trúc của Pháp (lan can sắt, bên trong có lò sưởi) nên vừa cổ kính trang nghiêm, vừa huyền bí. Khu dinh thự có bố cục kiến trúc chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Toàn bộ khu dinh thự gồm có 4 nhà dọc, 6 nhà ngang được chia ra làm ba khu vực: tiền dinh, trung dinh, hậu dinh, với khoảng 64 phòng, tổng diện tích sử dụng gần 2.000m2, có thể chứa tới hàng trăm người. Trong đó, tiền dinh là nơi ở của lính bảo vệ, người ở, người làm; trung dinh và hậu dinh là nơi ở, làm việc, tiếp khách của con cháu gia tộc họ Vương.
Ngoài ra, giữa các lớp nhà là ba sân lát đá phiến: sân tiền dinh, chính dinh, hậu dinh có tác dụng lấy ánh sáng cho ngôi nhà.
Kiến trúc tổng thể Dinh thự nhà Vương
Công trình chịu ảnh hưởng của kiến trúc Mông – Hoa- Pháp
Khu Hậu Dinh
Dinh thự được xây với kết cấu hai tầng, tường xây dựng bằng đá xanh, vách làm hoàn toàn từ gỗ thông đá, mái nhà lợp bằng ngói máng, ngói ống trang trí hoa văn hình chữ “thọ”, các chi tiết bên trong đều được chạm trổ công phu, tỷ mỷ nhiều hoa văn mang đặc trưng của người Mông.
Cửa bằng gỗ thông, được chạm khắc hoa văn độc đáo, trên mỗi cánh cửa ngoài những bông hoa đào còn có một bông hoa anh túc to. Chân cột nhà bằng quả cầu đá hình quả anh túc. Tương truyền, sau khi được chạm khắc, người thợ dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả anh túc khô.
Để thiết kế và thi công, Vương Chính Đức đã mời thợ có tay nghề cao từ khắp nơi, trong đó hầu hết là người Hán, người Hồi vùng Vân Nam, Trung Quốc và một số thợ người Mông. Dinh thự hoàn toàn được làm thủ công, tất cả các vật liệu đá của dinh thự do thợ đục đẽo bằng tay, với tổng chi phí 15 vạn đồng bạc hoa xoè thời đó.
Phía sau dinh thự có một bể chứa nước lớn cũng được xây dựng hoàn toàn bằng đá, thể tích 300 m3 để lấy nước mưa từ trên các dãy nhà xuống, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt trong dinh thự và cho người dân quanh vùng. Ngày nay, bể chứa nước này trở thành nguồn cung cấp nước chính cho người dân Sà Phìn.
Du lịch dinh thự nhà Vương
Du khách chụp ảnh tại cổng tiền Dinh
Với những giá trị về kiến trúc, năm 1993, dinh thự Họ Vương được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 937-QĐ/BT ngày 23.7.1993.
Năm 2004, 6 hộ gia đình con cháu đời thứ tư của dòng họ Vương sống trong khu dinh thự được nhà nước hỗ trợ kinh phí di dời ra bên ngoài sinh sống. Dinh thự được nhà nước đầu tư tôn tạo, trùng tu, phục hồi một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp nhằm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, kiến trúc của khu dinh thự và phục vụ khách tham quan.
Hiện nay, dinh thự họ Vương là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong tuyến du lịch thành phố Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc và là điểm nhấn của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Để có những cái nhìn có chiều sâu hơn về văn hóa, kiến trúc và lịch sử của công trình này thì không có gì tuyệt vời hơn khi khám quá điểm đến này cùng với chính những người con đồng bào H’mong cũng đồng thời là những chuyên gia bản địa tận tâm và am hiểu tại Hà Giang Trẻ. Tham khảo và lựa chọn ngay cho mình một lịch trình ưng ý trong danh sách các tour Hà Giang khởi hành hằng ngày cùng Hà Giang Trẻ nhé:
- Tour Ghép đoàn Hà Giang 2 ngày 3 đêm Khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn
- Các tour Hà Giang chuyên sâu cùng đội ngũ chuyên gia bản địa.
Dinh thự nhà Vương – Một địa điểm thú vị cho du khách khi đến Hà Giang
0 Bình luận