Con đường Hạnh phúc tại Hà Giang được đánh giá là “Một công trường làm đường phá đá kỳ vĩ nhất trong lịch sử Việt Nam. Một con đường, một trang sử đá vĩ đại nhất Việt Nam, Một con đường kỹ vỹ nhất của thể kỷ 20”

Con đường hạnh phúcCon đường hạnh phúc ( Đoạn dốc chín khoanh)

1, Bối cảnh lịch sử :

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh (1955 – 1957), Hà Giang nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc vừa xa xôi, vừa nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp lại bị bọn phản động tuyên truyền phá hoại chính sách của Đảng, Nhà nước, bị bọn phi nỗi loạn gây mất trật tự an ninh, tình hình kinh tế chính trị, gặp rất nhiều khó khăn.

Về giao thông vận tải, toàn tỉnh mới có trục đường số 2 nối liền với Hà Nội và các tỉnh miền xuôi. Tuyến đường từ tỉnh lỵ đến các huyện vùng cao mới chỉ là đường mòn, đường ngựa; phương tiện vận tải chủ yếu là ngựa thồ nên thương nghiệp kém phát triển.

Trước khi có con đường hạnh phúc, phương tiện di chuyển duy nhất là ngựa

Tháng 3 năm 1959, Đảng bộ tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Đại biểu toàn Đảng bộ. Hội nghị đã bàn và quyết định một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian trước mắt và quyết định mở con đường ô tô từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc theo sự chỉ đạo của Trung ương và Khu Tự trị Việt Bắc.

2, Quá trình hình thành và xây dựng

Con đường hạnh phúc (QL4C) là con đường huyết mạch nối 4 huyện vùng cao nguyên đá phía bắc Hà Giang với thành phố và các huyện vùng thấp, được làm trong vòng 6 năm, từ năm 1959 đến năm 1965, với tổng chiều dài quãng đường gần 200km, bắt đầu từ cầu Gạc Đi (tp.HG) và kết thúc tại thị trấn Mèo vạc.

Lễ khởi công xây dựng con đường hạnh phúc được diễn ra vào ngày 10 tháng 9 năm 1959, tại cầu Gạc Đì. Đây được coi là “cột mốc số 0 của đường hạnh phúc”, là nơi giao nhau của 2 con sông chính trong thành phố Hà Giang là sông Lô (con sông lớn – chữ “Giang” trong tiếng Hán) và sông Miện (con sông nhỏ hơn – chữ “Hà” trong tiếng Hán) = Khởi nguồn tên tỉnh Hà Giang .

Con đường hạnh phúc được mở bởi nhân công là 16 dân tộc ít người thuộc các tỉnh Việt Bắc (Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái), cùng thanh niên xung phong của 2 tỉnh miền xuôi là Hải Dương và Nam Định.

Thanh niên xung phong

Tuyến đường sử dụng hết hơn 2 triệu ngày công lao động, đào đắp gần 3 triệu m đất đá, 14 người chết (5 tai nạn lao động, 9 sốt rét ác tính – nghĩa trang hiện nay tại thị trấn Yên Minh, gần BV huyện YM). Trong đó, 20km đường dèo Mã Pì Lèng làm trong vòng 24 tháng.

Thời gian mở đường hạnh phúc là những năm đất nước ta còn khó khăn, máy móc, công cụ thô sơ, chỉ có cuốc, xẻng, choòng, xà beng, thuốc mìn. Mỗi người chỉ được cấp 1 kg gạo/ngày, trong đó vài lạng “khấu” vào tiền rau, muối, để ăn chỉ còn độ 7 lạng, Cao nguyên núi đá vôi khan hiếm nước, mỗi người có một ca nước, vừa ăn uống, vệ sinh cá nhân, vừa rèn mài công cụ lao động,…

Công cụ thô sơ để làm đường

Khi đường được khởi công, thổ phỉ còn hoành hành, chúng mổ bụng, rán mỡ cán bộ, treo người trên cây để tập bắn. Thậm chí chúng còn đe dọa “bao giờ đá mọc trên đầu người, con dê đực biết đẻ thì nhà nước mới mở đc đường lên Đồng Văn”. Đến khi mở đoạn Mã Pì Lèng mới có một máy khoan 4 mũi cỡ nhỏ dành cho đội cơ dũng khoan đá. Các anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở.

Suốt 11 tháng ròng, đội cơ dũng phải treo mình trên vách đá, tính từ định núi xống mặt đường hiện tại là khoảng 54-56m, lấn từng cm để mở đường cho những đồng đội đi sau. Mỗi sáng trước khi buộc mình treo trên vách núi đều diễn ra “lễ truy điệu sống” cùng 10 cỗ quan tài luôn sẵn sàng

Đoạn đèo Mã Pì Lèng vô cùng hiểm trở 

Nhà nước cung cấp lương thực, dụng cụ lao động, đồ dùng cá nhân, nhưng tất cả đều để ngoài trời, còn kho dùng để chứa thứ quý giá nhất là nước. Vùng cao nguyên núi đá vôi, nước không giữ được trên bề mặt, cho đến nay, nước vẫn là vấn đề nan giải với đồng bào cao nguyên đá. Trong cuộc “trường chinh vào lòng đá” gian lao việc đi lấy nước là việc nguy hiểm hơn nhiều so với lao động trên công trường. Vì quãng đường xa, dễ sảy chân trượt ngã xuống núi, gặp thổ phỉ,… nên nam giới luôn đảm nhận việc đi “cõng” nước.

Ngày thông tuyến đường Hạnh phúc

Ngày 10/03/1965 lễ khai thông con đường hạnh phúc từ Hà Giang đến huyện Mèo Vạc dài 185km được long trọng tổ chức tại sân vận động Mèo Vạc với sự hiện diện của các vị đại biểu Đảng, nhà nước, lãnh đạo Bộ GTVT, Khu tự trị Việt Bắc, tỉnh bạn, huyện, ban ngành tỉnh Hà Giang cùng hàng ngàn đồng bào dân tộc huyện Mèo Vạc

3, Những thành quả tự hào:

Giống như tên gọi ” Con đường Hạnh phúc” – con đường hoàn thành chứa đựng niềm hạnh phúc vô bờ của hàng vạn đồng bào dân tộc vốn bị biệt lập từ bao đời nay trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ con đường này hệ thống đường nhánh về xã, bản dần mang theo “điện – đường – trường – trạm” về với từng bản làng, cuộc sống của người dân dần dần ấm no.

Từ ngày có Con đường hạnh phúc – bà con hăng hái mở các tuyến đường liên xã, bản…

Con đường Hạnh Phúc chính là huyết mạch làm nên những đổi thay lớn lao, kỳ diệu đó. Trong đó phải đặc biệt ghi công lực lượng TNXP tham gia mở đường. Và chính con đường này đã đem lại hạnh phúc thực sự cho đồng bào 4 huyện vùng cao biên giới địa đầu cực bắc Tổ quốc. Để hôm nay, Hà Giang có được Cao nguyên đá – công viên địa chất toàn cầu tiếp tục góp phần mở mang, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng ngày càng bền vững.

Tượng đài Thanh niên xung phong tại xã Pải Lủng – Mèo Vạc

Để tưởng nhớ và tri ân thế hệ Thanh niên xung phong tham gia mở đường Hạnh phúc, năm 2017 tỉnh Hà Giang hoàn thành xây dựng cụm tượng đài thanh niên xung phong tại xã Pải Lủng- huyện Mèo Vạc. Tượng đài thanh niên xung phong bên cạnh con đường Hạnh phúc hài hòa với khung cảnh kỳ vĩ giữa lòng Cao nguyên đá Đồng Văn đã khơi dậy trong lòng mỗi du khách niềm tự hào và biết ơn các thế hệ cha anh.

Đọc thêm:

Đôi điều về Cao nguyên đá Đồng Văn

Top những con đèo đẹp nhất tại Hà Giang

Danh sách tour Hà Giang khởi hành hằng ngày: https://hagiangtre.vn/diem-den/ha-giang/

Fanpage: https://www.facebook.com/phontooctourist